KHÁCH HÀNG ĐÃ MUA
Liên Hệ Ngay...

goi-dat-hoa-chu-choa-ngay Hotline: 0898903139

goi-dat-hoa-chu-choa-ngay Phản ánh DV: 0786718186

gmail chuchoaflower@gmai.com

" Chúng tôi sinh ra để phục vụ, sự hài lòng của quý khách là chân lý sống của chúng tôi "

Những Kiêng Kỵ Trong Lễ Tang

 

Nghi thức lễ tang hay những kiên kỵ là một phần không thể thiếu trong văn hóa của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở Việt Nam. Những tập tục này được hình thành và truyền lại qua nhiều thế hệ, mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc.

Dưới đây là một số lý do chính giải thích cho sự tồn tại của những lễ nghi và kiêng kỵ này:

anh-the-hien-hoa-le-tang-o-phan-rang-ninh-thuan

Thể hiện lòng thành kính và tôn trọng người đã khuất:

Các nghi lễ tang giúp gia đình và người thân bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương đối với người đã mất.
Những hành động kiêng kỵ thể hiện sự tôn trọng đối với linh hồn người quá cố và mong muốn họ được siêu sinh tịnh độ.

Gắn kết cộng đồng:

Việc cùng nhau thực hiện các nghi lễ tang giúp mọi người trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn, chia sẻ nỗi buồn và động viên lẫn nhau. Qua đó, củng cố tình đoàn kết và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Cân bằng âm dương:
Theo quan niệm Á Đông, cái chết là sự chuyển đổi từ dương sang âm. Các nghi lễ tang được xem như một cách để cân bằng lại âm dương, giúp cho linh hồn người quá cố được siêu thoát.
Những điều kiêng kỵ được cho là giúp tránh những điều không may mắn, xua đuổi tà ma và bảo vệ những người còn sống.

Truyền tải giá trị văn hóa:

Lễ nghi và kiêng kỵ trong lễ tang là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống.
Qua việc thực hiện các nghi lễ này, con cháu được giáo dục về đạo lý, lòng hiếu thảo và những giá trị tốt đẹp khác.

Tâm lý:

Trong những lúc đau buồn, con người thường tìm đến các nghi lễ và tập tục để tìm kiếm sự an ủi và tâm lý.
Việc thực hiện các nghi lễ tang giúp mọi người có cảm giác được làm điều gì đó để tưởng nhớ người đã mất và vượt qua nỗi đau.
  • Kỵ để người đã khuất ở trần

Người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường rất kĩ tính trong nghi thức khâm niệm. Gia đình phải chuẩn bị sẵn quần áo đẹp cho người mất, kỵ để người đã khuất ở trần. Thường thì người già đến một tuổi nào đó hoặc sức khỏe yếu sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm. Áo liệm thường được chuẩn bị theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái… Vì theo quan niệm dân gian, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu. Đặc biệt, áo liệm không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

  • Kiêng kỵ để chó, mèo nhảy qua xác người chết

Khi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy...).

  • Kiêng kỵ để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết

Trong quá trình khâm niệm, con cháu cần kiêng không để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết để tránh người đã khuất lưu luyến, ra đi không thanh thản. Người trực tiếp khâm niệm không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Do đó, tại một số gia đình, người thân không để vợ, chồng hoặc con cái người đã khuất khâm niệm để tránh nhỏ nước mắt vào thi thể.

  • Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu

Theo quan niệm của dân gian, quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Bởi cây liễu không có hạt, sợ đời sau không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách.

  • Kiêng kỵ Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất

Thông thường, các gia đình Việt Nam phải xem ngày, xem giờ và vị trí chôn cất để tránh những điều không may xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau.

Dưới đây là một số kiêng kỵ khi chọn vị trí chôn cất:

Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn
Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết

Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng

Không chôn trên đỉnh núi cô độc

Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu

Không chôn gần nhà tù

Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn

Không chôn nơi phong cảnh u sầu

Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

  •  7.Kiêng Cấm kỵ sau khi hạ huyệt

Sau khi hạ huyệt người đã khuất, những người đưa tang khi ra về cần tuyệt đối tránh quay đầu lại. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu người đi đưa tang quay đầu lại linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.

  • Kiêng kỵ khi thờ người mới chết

Những người mới chết thường kiêng không thờ chung tại bàn thờ gia tiên mà lập một bàn thờ riêng chỉ gồm một bát hương, một bộ đài, một vài lọ hoa, bài vị và ảnh thờ. Lập bàn thờ riêng này nhằm thuận tiện cho việc cúng bái hàng ngày và hàng tuần từ sơ thất đến thất thất. Mặt khác, theo quan niệm dân gian, người mới mất thân thể chưa bị phân hủy nên không thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.

  • Kiêng kỵ Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng

Những gia đình có tang thường đại biểu cho điềm không may nên cần tránh đến thăm bạn bè, họ dàn trong thời gian để tang. Điều này thể hiện rõ nhất trong những ngày Tết. Thông thường, con cái, vợ/chồng của người mới mất hạn chế đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, đặc biệt kiêng đến những gia đình có người bệnh.

  • Kiêng kỵ động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang

Sau khi chôn cất người đã mất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Sau lễ này, dân gian kiêng không đắp mộ, động cuốc hoặc động thuổng trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.

  • Kiêng kỵ lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ

Việc để tang, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình có tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất. Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.

  • Kiêng kỵ để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng

Thông thường, các gia đình thường xem ngày, giờ để cải táng (sang cát). Việc cải táng luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại.

Shop hoa Chu Choa xin gửi đến gia quyến, gửi đến gia đình lời phân ưu và chia sẽ sâu sắc nhất. Tài liệu tham khảo những nghi thức và kiêng kỵ trong lễ tang sẽ hỗ trợ các anh chị để vững niềm tin vượt qua đau thương, giữ sức khỏe và sống tốt đẹp hơn...THÀNH KÍNH PHÂN ƯU cùng gia đình.( Sưu tầm nguồn nhacungcap.com)

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Shop hoa Chu Choa Phan Rang Ninh Thuận

 
anyconv.com__medi_certify_1_footer

Đây là trang website bản quyền được xây dựng để hỗ trợ Quý Khách Hàng của Shop hoa Chu Choa Phan Rang Ninh Thuận